Cây cúc tần Ấn Độ là một loại cây dây leo rất được ưa chuộng trong trang trí không gian sống. Nó có màu xanh mát mắt, rậm rạp và hay thường được trồng thành giàn cho bóng mát. Cùng tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây rất được yêu thích này nhé!
Cây cúc tần Ấn Độ là một loại cây dây leo rất được ưa chuộng trong trang trí không gian sống. Nó có màu xanh mát mắt, rậm rạp và hay thường được trồng thành giàn cho bóng mát. Cùng tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây rất được yêu thích này nhé!
Cây cúc tần Ấn Độ có một tốc độ sinh trưởng và phát triển vô cùng mạnh mẽ và nó luôn xanh tốt quanh năm. Ta có thể bắt gặp nó ở khắp mọi nơi từ ban công, khu đô thị hay các lối đi ngoài trời.
- Tên khoa học: Vernonia Eliptica.
- Tên gọi khác: cây mành trúc.
- Họ thực vật: họ Cúc.
- Nguồn gốc: cây có xuất xứ từ Ấn Độ và được trồng rộng rãi trên khắp thế giới.
- Chúng là loại cây dây leo rủ, chiều dài có thể lên tới vài chục mét.
- Tốc độ sinh trưởng của cây rất nhanh chóng, dễ dàng sinh trưởng trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên được ưa chuộng trồng trong mọi không gian.
Cây cúc tần Ấn Độ trang trí ban công
>>> Xem thêm: cây bàng đài loan.
- Cây cúc tần Ấn Độ là loại cây thân leo, khỏe, chúng thường được trồng trên những giàn dây đã giăng sẵn trong nhà hoặc ngoài sân vườn. Thân cây khá mảnh, mềm mại, thường có màu xanh, khi già hóa gỗ chuyển sang màu nâu, rủ xuống và san sát đan xen vào nhau tạo thành những bức tường xanh mát.
- Lá cây thon dài và rậm rạp, nếu trồng trên giàn sẽ tạo nên bóng râm rất mát mẻ. Lá cây mọc nhanh và ít khi rụng lá, xanh tốt quanh năm. Lá ọc xen kẽ với mật độ dày đặc.
- Cúc tầm sẽ ra hoa và hoa của cây thường kết thành từng chùm, mỗi chùm có nhiều bông hoa. Hoa có hình chùy, màu trắng hoặc hồng nhạt.
- Quả cúc tần Ấn Độ màu nâu và có dạng hình trụ 5 góc.
Cúc tần Ấn Độ mang vẻ xanh tươi mát mắt
- Cúc tần Ấn Độ với màu xanh mát nên cây có ứng dụng khá lớn trong việc trang trí và décor không gian. Nó mang lại không gian xanh mát tự nhiên bao trùm căn nhà, thường được trồng ở ban công tầng 2 hay trên tường rào để cây có thể rủ xuống tự do. Cây còn được ứng dụng trong nhiều cảnh quan như: trang trí giếng trời, làm hành lang, trang trí quán café, nhà hàng, resort,…
- Ở các khu đô thị, người ta trồng cây để làm tăng mĩ cảnh và tăng khả năng thanh lọc không khí, mang lại sự trong lành mà không mất đi vẻ tự nhiên.
- Đặc biệt, cây không có rễ khí như các loại dây leo khác nên sẽ tránh bám tường gây bong tróc sơn hoặc mất thẩm mĩ.
- Nó mang lại nhiều may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ, mang lại một bầu khí vui tươi, gắn kết, hòa đồng với nhau và giúp chắn bớt các khí xấu cho ngôi nhà.
Cây được cho là có thể chắn khí xấu vào nhà
- Cây sở hữu tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nên rất cần được cắt tỉa và chăm chút thường xuyên để luôn giữ được cảnh quan tốt nhất.
- Cúc tần không kén đất, có thể sống cả trong đất chua, đất kiềm, đất mặn, nghèo dinh dưỡng hoặc sỏi đá khô cằn.
- Là loại cây ưa sáng, cây có thể sống trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và chịu hạn chịu nắng tốt.
- Cây chịu được độ nóng, lạnh phải chăng và một phần đông lạnh vẫn xanh mượt vào mùa đông và không bị rụng lá
- Cành lá xum xuê nên nhu cầu về nước của cây cũng khá cao. Vì thế, cần thường xuyên tưới nước và cung cấp độ ẩm cho cây.
- Cúc tần cũng là loài phàm ăn, bạn nên bón phân cho cây hàng tháng hoặc 2-3 tháng bón/lần để sắc lá đẹp, leo cao. Còn nếu như không bón phân thì cây vẫn sống được.
- Ngoài ra, tốc độ sinh trưởng nhanh nên nhu cầu cắt tỉa cây để giữ cảnh quan cũng khá được coi trọng, bạn nên chú ý chọn không gian thoáng để cây phát triển ngay từ đầu.
Giàn cúc tần từ ban công tầng 2 rủ xuống đẹp mắt
Cúc tần Ấn Độ là lựa chọn tuyệt vời cho không gian sống xanh mát và tự nhiên. Loài cây dây leo này đang đóng góp không nhỏ vào việc giúp cảnh quan đô thị thêm xanh hơn. Để biết thêm chi tiết về cây, liên hệ hotline/zalo: 0966.992.567 - 0979.059.771 để được tư vấn thêm.